Chiều 01 tháng 11 năm 2024 tại Hội trường G, cơ sở 2 trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh , Khoa Du lịch đã tổ chức buổi Toạ đàm với chủ đề: Nâng cao kỹ năng Thiết kế và Điều hành tour cho sinh viên Khoa Du lịch - lần thứ 3 dưới sự dẫn dắt và cố vấn chuyên môn của ThS.NCS. Dương Văn Chăm - Giảng viên Khoa Du lịch, cùng tập thể sinh viên khoá 17 ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (chuyên ngành Quản trị lữ hành và chuyên ngành Hướng dẫn du lịch). Chương trình Tọa đàm đã có sự tham gia của khách mời đến từ doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh: ThS.NCS. Cao Văn Tùng – Giám đốc Trung tâm Du lịch Nội địa BenThanh Tourist, Giám đốc Khu du lịch Vinh Sang tỉnh Vĩnh Long, Anh Võ Văn Lương – Chuyên viên kinh doanh và điều hành du lịch, Trung tâm Du lịch Nội địa BenThanh Tourist, Anh Nguyễn Lê Bảo Toàn – Hướng dẫn viên du lịch quốc tế (phụ trách hướng dẫn 03 thị trường khách Inbound - Outbound và Nội địa).
Ban Tổ chức Toạ đàm “Nâng cao kỹ năng Thiết kế và Điều hành tour cho sinh viên Khoa Du lịch – Lần thứ 3, tặng hoa và quà cho diễn giả.
Ban tổ chức Toạ đàm nhận được hơn 70 câu hỏi của sinh viên đến từ 3 lớp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành khoá 17 của Khoa Du lịch. Những câu hỏi xoay quanh với chủ đề như: Làm thế nào để có thể thiết kế một sản phẩm tour du lịch độc đáo khác biệt cạnh tranh với đối thủ và đồng thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng? Ở mỗi tỉnh trong chương trình tour có nhiều điểm du lịch thuộc cùng 1 loại hình (chùa, miếu, đền,... ) mà ít các điểm vui chơi giải trí, tham quan khác cho du khách thì làm cách nào để có thể thiết kế chương trình cho khách du lịch không bị " ngán "? Và trong trường hợp đó, làm thế nào để thiết kế nhằm tăng khả năng chi tiêu của khách tại mỗi điểm, nhất là các điểm ít bán sản phẩm du lịch? Công việc đầu tiên mà một sinh viên mới ra trường có ý định làm việc với vị trí thiết kế tour, cần chuẩn bị những gì để đáp ứng yêu cầu của công việc đó? Trong quá trình thiết kế tour, làm thế nào để đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ (như vận chuyển, khách sạn, nhà hàng...) đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý? Quá trình xây dựng một sản phẩm/dịch vụ du lịch mới của doanh nghiệp sẽ diễn ra như thế nào? Làm thế nào để quản lý rủi ro và xử lý các tình huống khẩn cấp trong quá trình điều hành tour? Theo doanh nghiệp kỹ năng nào quan trọng nhất đối với nhà điều hành? Công việc điều hành có cần phải trải nghiệm từ thực tế trước hay không? Nếu trước đó không có kinh nghiệm đi dẫn tour thì có làm bên bộ phận điều hành được không? Những phẩm chất cần có của người điều hành tour là gì? Có nhìu ý kiến cho rằng mình phải làm hướng dẫn viên thì mình mới có thể rẽ qua làm được điều hành đúng hay không ạ? Trong quá trình điều hành tour, những rủi ro nào có thể xảy ra và các công ty du lịch thường có những giải pháp gì để đối phó? Làm cách nào một nhà điều hành có thể thương lượng với các nhà hàng, khách sạn, điểm đến (giá vé vào cổng, trọn gói...) để mang về giá tốt nhất cho doanh nghiệp và khách hàng của mình? Khi thương lượng cần chú trọng đến các yếu tố nào?....
Tập thể sinh viên chụp hình chung với khách mời và giảng viên học phần Thiết kế và Điều hành tour
Đây là hoạt động nằm trong chương trình giảng dạy học phần Thiết kế và Điều hành tour, chương trình học đã đổi mới phương thức lý thuyết và thực hành đáp ứng tỉ lệ 50% lý thuyết, 50% thực hành và thực tế doanh nghiệp (50% lý thuyết sinh viên tham dự học 30 tiết; 50% sinh viên tham gia thực hành bài tập nhóm tại lớp tương đương 25 tiết thực hành và 05 tiết sinh viên Toạ đàm thực tế gặp gỡ Doanh nghiệp lữ hành). Sau khi kết thúc học phần mỗi sinh viên phải thực hiện Thiết kế được chương trình du lịch 6 ngày 5 đêm và xây dựng được phương án điều hành chương trình du lịch đã thiết kế. Đây là điểm mới trong đổi mới phương pháp giảng dạy, học phần đóng vai trò cốt lõi và có tính chất quyết định đến chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, giúp sinh viên hình thành năng lực bản thân tại doanh nghiệp lữ hành.
Ban tổ chức chương trình Toạ đàm nhận quà của nhà tài trợ BenThanh Tourist
Chương trình tọa đàm đã tạo cơ hội cho sinh viên Khoa Du lịch được tiếp xúc, lắng nghe những chia sẻ thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp trong Thiết kế chương trình du lịch, Điều hành các chương trình du lịch, Hướng dẫn du lịch ở 03 thị trường khách cũng như các vấn đề xoay quanh hoạt động quản trị tại doanh nghiệp lữ hành hiện nay. Từ đó, sinh viên có cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn nghề để nắm rõ quy trình thiết kế và điều hành, hướng dẫn và cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp lữ hành. Đồng thời giúp sinh viên hình thành tình yêu nghề du lịch và định hướng các vị trí công việc sau khi ra trường cũng như phát huy được năng lực của bản thân.
ThS.NCS. Dương Văn Chăm
Giảng viên Khoa Du lịch, BK8 hoá TP.HCM.