Vườn Quốc gia Cát Tiên với diện tích 71.920 héc - ta, trải rộng trên 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Nơi đây có thể xem là một Bảo tàng thiên nhiên với hệ động, thực vật khá đa dạng của vùng đồi núi có địa hình trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và Nam Bộ của Việt Nam.
Năm 2001, với những giá trị độc đáo, Vườn Quốc gia Cát Tiên được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là niềm tự hào, nhưng cũng là trách nhiệm lớn của Việt Nam trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và hướng đến sự phát triển bền vững trong mục tiêu chung của thế giới. Hiện nay, vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Cát Tiên có nhiều cộng đồng dân cư sinh sống. Các cộng đồng người Mạ, Chơ-ro, Xtiêng…gắn với môi trường tại Cát Tiên từ lâu đời được xem là những cư dân bản địa. Sau này, một số tộc người thiểu số từ các nơi khác như Tày, Nùng, Dao…và người Kinh đã đến đây sinh sống. Sinh kế của các tộc người này gắn liền với các hoạt môi trường Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Trong hai năm 2015 – 2016, thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ của Bô Văn hóa, Thể thao và Du lịch, BK8 hóa TPHCM đã tiến hành dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các dân tộc thiểu số khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên”. Sau nhiều đợt khảo sát, dự án đã tiến hành thực hiện các phim tư liệu về di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2016, dự án đã phân phát cho các hộ dân Mạ, Xtiêng, M’nông trên 1.000 tờ lịch với các hình ảnh gần gũi trong sinh hoạt, gìn giữ môi trường, khai thác nguồn lợi thiên nhiên hợp lý của đồng bào, nhằm góp phần trong nâng cao nhận thức bảo vệ rừng nói chung, Vườn Quốc gia Cát Tiên nói riêng.
* Một số hình ảnh phát tài liệu truyền thông về bảo vệ rừng:
Tin và ảnh: Phan Đình Dũng
Tôn Long Hạ - BBT Website, cập nhật